Hồng sâm và nhân sâm đều là những dược liệu quý, có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hồng sâm và nhân sâm khác nhau như thế nào? Cùng 1Shop tìm hiểu ngay nhé/
Nhân sâm là một vị thuốc bổ quý, tên khoa học là Panax Ginseng và thường được gọi tắt là sâm. Là một loài thực vật lâu năm, với chiều cao khoảng 0,6m. Phần được sử dụng chính là thân rễ và củ, nó được người ta thu hoạch, làm sạch rồi mang đi khi phơi hoặc sấy khô. Là thảo dược bổ và quý hiểm, nhâm sâm được trồng nhiều ở như Hàn, Triều Tiên, Nhật, và nhiều nơi khác trên thế giới.
Hồng sâm là một loại thảo dược, còn được gọi là Red Ginseng, là một loại nhân sâm đã qua chế biến với giá trị dinh dưỡng vượt trội. Quá trình xử lý đã giúp tăng lượng saponin – một hoạt chất quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong số các loại hồng sâm hiện nay, hồng sâm Hàn Quốc được đánh giá cao nhờ nó có chỉ số saponin vượt trội so với các loại hồng sâm khác.
Hồng sâm chính là sản phẩm được tạo ra từ nhân sâm qua quy trình chế biến đã giúp nó tăng thêm giá trị dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe.
Hồng sâm và nhân sâm khác nhau như thế nào? Là một thắc mắc của nhiều người. Giữa hai vị thuốc này có những sự khác nhau như sau:
Một số nghiên cứu khoa học cho biết, khi nhân sâm được xử lý nhiệt, nó sẽ tăng dưỡng chất. Sau quá trình sản xuất được sử dụng nhiệt, hồng sâm có chứa saponin vượt trội, hàm lượng này cao hơn 5 lần so với nhân sâm tươi. Nhờ quy trình chế biến tỉ mỉ và nghiêm ngặt, hồng sâm cũng ít gây tác dụng phụ hơn nhân sâm và mang lại sự ổn định trong việc sử dụng.
Nhân sâm tươi chứa nhiều nước, nên nó chỉ dùng được trong một thời gian ngắn, chỉ từ 5 đến 7 ngày nếu lưu trữ nó trong ngăn mát tủ lạnh. Nhân sâm có thể dùng riêng lẻ hoặc mang đi chế biến các món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, đồng thời có thể dùng nhân sâm để ngâm mật ong, ngâm rượu.
Hồng sâm nhờ đã được xử lý và sấy khô, nên nó có hạn sử dụng lâu hơn, thậm chí nếu được lưu trữ trong hộp thiếc kín và đúng cách, nó có thể để được tới 10 năm. Hiện nay, hồng sâm được chế biến thành dạng củ, đồng thời còn được sản xuất dưới dạng viên nang, nước uống, hoặc lát sâm tẩm mật ong, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Hồng sâm được tạo ra từ nhân sâm. Đặc biệt, không phải củ nhân sâm nào cũng đủ điều kiện để sản xuất hồng sâm chất lượng. Chỉ những củ nhân sâm to và tròn, đạt 6 năm tuổi mới được lựa chọn để chế biến hồng sâm. Các củ nhân sâm có chất lượng thấp hơn sẽ được sản xuất bạch sâm.
Trong khi đó, nhân sâm sau khi thu hoạch xong, người ta sẽ chọn lựa kỹ lưỡng, sau đó nhân sâm được hấp cách thủy, khi đã chín thì nó tiếp tục được sấy khô nhằm giảm lượng nước xuống dưới 14%. Thành phẩm sẽ có ruột màu đỏ sẫm hoặc hồng và kết cấu đặc, chính là những củ sâm chất lượng và ngon.
Nhân sâm là vị thuốc có tính hàn, không phù hợp với người cao huyết áp, cơ địa yếu, tay chân thường xuyên lạnh, hoặc người hay mất ngủ. Đặc biệt, phụ nữ và trẻ nhỏ cùng không nên dùng nó.
Còn hồng sâm mang tính ôn, phù hợp với nhiều người hơn. Nó thường được sử dụng cho người lớn tuổi, người vừa lành bệnh, và có thể dùng một lượng nhỏ hằng ngày như một sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi và bà bầu không nên dùng.
Muốn sử dụng hồng sâm và nhân sâm mang lại nhiều lợi ích và tránh các tác dụng phụ không mong muốn bạn cần lưu ý:
Đồ biển và củ cải là thực phẩm không nên ăn cùng hồng sâm và nhân sâm, vì theo y học cổ truyền thì chúng kỵ nhau. Đồ biển và củ cải đại hạ khí, trong khi hai loại sâm này lại đại bổ khí, nên nếu dùng chung nó có thể gây hại cho cơ thể.
Hồng sâm và nhân sâm bạn nên dùng vào ban ngày, không nên dùng vào buổi tối, để tránh gây mất ngủ. Đồng thời, bà bầu, trẻ nhỏ cũng không nên dùng, ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm và hồng sâm.
Sử dụng hồng sâm và nhân sâm đúng cách, đúng người, đúng liều lượng sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại.
Hồng sâm và nhân sâm rất bổ dưỡng, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không được sử dụng quá nhiều, không được lạm dụng. Dùng quá nhiều hồng sâm và nhân sâm, có thể gây hại cho sức khỏe.
Người có vấn đề liên quan bệnh dạ dày và đường hô hấp thì cần tránh sử dụng hồng sâm và nhân sâm vì có thể gây ra nhiều tác hại không mong muốn. Do đó, dù tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: