Mật ong bị đóng đường là một hiện tượng thường thấy khi bảo quản hay lưu trữ mật ong. Việc đóng đường này có thể xử lý nên bạn không cần lo lắng.
Có nhiều lý do khiến cho mật ong bị đóng đường. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượngmật ong lại đóng đường:
Nhiệt độ là một trong những yếu tố có thể làm cho mật ong đóng đường, cụ thể như sau:
Mật ong đóng đường nhanh khi mật ong chứa hàm lượng đường glucose/fructose cao. Nên khi bạn mua mật ong, nếu loại đó có nhiều loại đường này thì nguy cơ đóng đường khá cao. Mà vấn đề này còn tùy vào loại hoa, thực vật mà những chú ong hút mật.
Nên nếu bạn đnag dùng loại mật ong có tính chất dễ đóng đường thì cũng không nên lo lắng khi thấy hiện tượng này.
Mật ong thô ( mật ong nguyên chất) là loại mật ong thường còn sót phấn hoa hay các hạt... và chúng cũng là nguyên nhân khiến mật ong bị đóng đường. Trong các quy trình sản xuất công nghiệp mật ong thường sẽ được lọc bỏ và xử lý, sau đó mới mang đi đóng chai, nên những loại này hầu như không bị đóng đường.
Mức độ đóng đường của mật ong cũng phụ thuộc vào loại hoa mà ong hút mật. Mật từ một số loài hoa như hoa nhãn hay cà phê thì hiện tượng đóng đường rất chậm. Trong khi đó, mật từ các loài hoa như cúc quỳ, hoa keo... lại dễ bị gặp phải vấn đề này hơn.
Mật ong có lượng nước càng cao thì nó sẽ không dễ bị đóng đường hoặc lâu mới có hiện tượng này. Ngược lại, nếu mật ong đặc, sẽ có lượng nước thấp, nên nó dẻo hơn, đậm đặc hơn sẽ đễ đóng đường hơn. Vậy nên, hàm lượng nước trong mật ong càng thấp, tốc độ đóng đường càng nhanh.
Khi bạn phát hiện chai mật ong bị đóng đường, thì không nên vứt nó đi, vì đây là điều tự nhiên, là do lượng nước và bão hòa đường tự nhiên trong mật ong, và nó không tác động tới thực phẩm này. Nên bạn chỉ cần làm tan đường là có thể sử dụng bình thường có thể pha cùng nước hay kết hợp cùng các món ăn, hay dùng làm mặt nạ đắp mặt. Tuy nhiên cần rã đông đúng cách để không làm ảnh hưởng tới kết cấu và chất lượng của mật ong.
Mật ong bị kết tinh thì bạn có thể xử lý bằng cách sau:
Đầu tiên bạn nên lấy lượng mật ong cần dùng, rồi cho nước ấm vào một cái chậu, đậy chặt chai mật ong lại và thả vào giữa chậu nước ấm. Bạn cần để lượng nước cao hơn mức mật ong trong chai. Cứ để vậy đển khi mật ong tan hoàn toàn, còn nếu mật ong chưa tan hết, thì bạn thay chậu nước ấm khác, cũng làm tương tự đến khi mật ong tan hết.
Còn nếu bạn cần số lượng mật ong ít hơn khoảng 1 thìa, thì hãy lấy lượng mật ong đó ra thìa bằng sứ, rồi đặt nó vào cái chén nước ấm, đừng để nước tràn vào mật ong, ngâm nước ấm tới khi mật ong chảy ra thì mang đi sử dụng.
Không được cho mật ong đóng đường vào lò vi sóng hoặc phơi dưới nắng.
Tùy vào mục đích sử dụng và cách bảo quản, bạn có thể làm tan chảy mật ong bị đóng đường hoặc không cần.
Mật ong đóng đường nếu ở trong những chai thủy tinh có miệng nhỏ hay kích thước nhỏ thì bạn sẽ rất khó lấy nó ra được, hoặc phải chờ lâu để nó có thể chảy ra. Nên lúc này bạn có thể làm tan chảy mật ong để dùng cho các mục đích như ngâm trái cây, làm mặt nạ...
Nếu mật ong đóng đường mà đang được đựng trong các hũ lớn, dễ dàng múc để dùng mà không gặp khó khăn gì thì bạn không cần phải làm mật ong tan chảy. Thay vào đó, cứ lấy lượng mật ong cần dùng để pha nước ấm, hay thêm vào các món ăn. Như vậy, dưỡng chất và mật ong sẽ không bị hao hụt.
Đồng thời, việc làm tan chảy mật ong nhiều lần sẽ làm hương vị và chất lượng của mật ong giảm đi, nên bạn cần lưu ý nhé!
Mật ong thường có thời gian sử dụng khoảng 2 năm kể từ ngày thu hoạch, còn mật ong nuôi có thể lâu hơn, khoảng 3 năm tùy vào cách bạn bảo quản và loại mật ong. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng, bạn nên dùng mật ong càng sớm càng tốt.
Nhiệt độ để lưu trữ mật ong nên nằm trong khoảng từ 21- 27 độ C, không nên để mật ong ở trong tủ lạnh hay ở nơi có nhiệt độ cao, khu vực có mùi nồng. Ngoài ra, không đặt mật ong xuống nền nhà, thì thay đổi nhiệt độ liên tục có thể làm mật ong bị ảnh hưởng.
Lựa chọn tốt nhất để bảo quản mật ong là chai thủy tinh. Vì chất liệu này có độ bền cao, không màu, không phản ứng với mật trong khi bảo quản, giúp giữ nguyên hương vị mật ong. Ngoài ra, nếu không có chai thủy tinh, bạn cũng có thể dùng nhựa cao cấp để đựng.
Không được dùng vật liệu kim hoại hay đồ gỗ, vì nó có thể gây phản ứng gây ra chất độc hại hoặc làm mật ong bị giảm chất lượng.
Bạn chỉ cần cho mật ong vào nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mặt trời chiếu vào. Tránh những chỗ có tỏi, hành, hay lò nướng, lò vi sóng. Cùng không nên để nước hay không khi tràn vào làm hỏng mật ong.
Khi bạn đã xử lý mật ong rồi thì chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu vào mật ong, không cho mật ong vào tủ lạnh hay ở nơi có nhiệt độ cao. Đặc biệt, nếu bạn đã khiến cho mật ong đóng đường tan ra, thì bạn cần dùng sớm, không được xử lý nó nhiều lần vì điều này sẽ giảm hương vị và chất lượng của mật ong.
Do đó, nếu mật ong bị đóng đường, bạn chỉ nên rã đường này đủ số lượng bạn cần dùng nhé.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: