Mật ong kết tinh là mật ong đã bị đóng đường, thay vì dạng lỏng thì nó đã chuyển qua dạng rắn. Độ kết tinh này có thể thay đổi tùy vào nhiều yếu tố như loại mật ong, điều kiện bảo quản...
Mật ong kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, còn gọi là đóng đường. Lúc đầu mật ong sẽ xuất hiện các hạt mịn nhỏ li ti, sau đó các hạt này sẽ dần lớn hơn. Mật ong bị kết tinh có thể ở dưới đáy chai, ở trên miệng chai hoặc cả miệng chai lẫn đáy chai.
Bên cạnh đó, tùy vào loại mật ong, hay cách bạn bảo quản, điều kiện thời tiết mà độ kết tinh của mật ong có thể khác nhau.
Hiện tượng mật ong kết tinh (lắng đường, đóng đường) là một điều thường thấy. Mật ong là thực phẩm có vị ngọt, hương thơm nồng nàn, các dưỡng chất chính trong mật ong bao gồm fructose (chiếm 38.5%) và glucose (khoảng 31%). Glucose là chất có xu hướng dễ dàng bị tách nước và hình thành tinh thể, khiến mật ong từ dạng lỏng dần chuyển sang trạng thái mịn, rồi tiếp tục biến đổi thành dạng hạt.
Về bản chất, mật ong là một dung dịch đường, chỉ là nó có độ đậm đặc gấp khoảng 75-80% so với các loại đường thông thường. Chính vì vậy, mật ong rất dễ kết tinh trong quá trinh bảo quản.
Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, mật ong có thể kết tinh. Dưới đây là những yếu tố làm cho mật ong bị kết tinh như:
Loại hoa mà ong hút mật có ảnh hưởng lớn đến tốc độ kết tinh của mật ong. Một số loại hoa dễ bị kết tinh hơn, trong khi đó, các loại mật ong từ hoa cà phê hay hoa nhãn lại bị đóng đường chậm hơn.
Mật ong có nhiều glucose và fructose. Hàm lượng đường này cũng là yếu tố làm mật ong kết tinh. Khi tỷ lệ glucose cao hơn fructose, mật ong sẽ dễ bị kết tinh nhanh hơn, bạn có thế thấy ở mật ong cao su hay mật ong điều. Ngược lại, nếu hàm lượng fructose cao hơn, mật ong sẽ giữ được độ lỏng lâu hơn và ít bị đóng đường.
Nhiệt độ chính là điều kiện dễ dàng tác động vào mật ong, cụ thể:
Mật ong chứa ít nước, độ sánh đặc cao thì đầy là điều kiện thuận lợi để nó kết tinh nhanh. Còn nếu mật ong có hàm lượng nước cao, nên mật ong sẽ lỏng hơn, vậy nên loại mật ong này có thể không bị kết tinh hoặc quá trình này diễn ra từ từ.
Mật ong nguyên chất do chưa trải qua quá trình lọc và xử lý, nên việ nó còn chứa phấn hoa, hạt sáp nhỏ, bụi mịn hoặc bọt khí, là điều dễ hiểu. Nhưng những tạp chất này có thể góp phần làm cho mật ong bị lắng đường tinh.
Nhìn chung, kết tinh là một hiện tượng tự nhiên của mật ong, không ảnh hưởng đến chất lượng hay giá trị dinh dưỡng.
Một số người dùng hiện tượng kết tinh của mật ong để phân biệt mật ong thật và giả. Tuy nhiên để nhận biết hiện tượng lắng đường này chính xác bạn có thể tham khảo mẹo sau:
Mật ong kết tinh là điều bình thường, đây cũng là cách nhiều người dùng để kiểm tra và phân biệt mật ong nguyên chất. Mật ong thật sẽ thường kết tinh do nồng độ đường cao, tạo thành tinh thể đường. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến chất lượng mật ong, nên khi bảo quản mà mật ogn bị lắng đường, bạn cũng có thể yên tâm. Không những vậy, mật ong kết tinh còn có thể có chất lượng tốt hơn, vì nó đánh giá được mật ong này không bị pha chất phụ gia và tinh khiết hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua mật ong ở các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu mật ong bị kết tinh, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Lưu ý, bạn không nên rã mật ong kết tinh nhiều lần, tốt nhất bạn chỉ dùng đúng liều lượng mình cần dùng, tránh rã đông nhiều lần làm ảnh hưởng tới chất lượng và hương vị của mật ong.
Để bảo quản mật ong đúng cách, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bằng cách xử lý và bảo quản đúng cách, bạn có thể duy trì chất lượng tuyệt vời của mật ong trong thời gian dài.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: