Tôm thẻ là một loại tôm có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng như chất đạm, natri, chất béo, các loại khoáng chất thiết yếu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tôm thẻ là một trong những loại tôm phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Loài tôm này chủ yếu sinh sống ở vùng biển phía Đông Thái Bình Dương, từ Sonora (Mexico) đến phía Bắc Peru. Nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như tôm bạc, tôm thẻ chân trắng. Không chỉ nổi bật bởi hương vị thơm ngon mà tôm thẻ còn được đánh giá cao nhờ giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon và khả năng sinh trưởng tốt.
Tôm thẻ sở hữu lớp vỏ mỏng, trong suốt, chân tôm có màu trắng ngà, cho nên bạn có thể nhìn xuyên vào bên trong phần thịt và nội tạng của tôm. Vỏ tôm thẻ màu trắng trong, con phần thân lại có màu xanh nhạt hoặc vàng đất, tạo nên sự đặc trưng riêng so với các loại tôm khác. Cấu tạo cơ thể tôm thẻ gồm 6 đốt thân, râu dài và không có gai phụ.
Khoảng thời gian kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 là là lúc vào mùa sinh sản của tôm thẻ, nhưng điều kiện môi trường nơi tôm sinh trưởng cũng có thể làm thay đổi thời gian này. Trong giai đoạn sinh sản, tôm cái có kích thước lớn hơn tôm đực. Tôm thẻ cũng để trứng, nhưng nó khác với một số loại tôm khác ở chỗ, loại tôm này đẻ trứng trực tiếp ra môi trường nước. Sau khi trứng nở, ấu trùng rồi lớn lên thành tôm trưởng thành.
Tôm thẻ có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường. Khi mới sinh ra, tôm thẻ con thường sống ở vùng nước sâu, nhưng khi trưởng thành, chúng di chuyển vào khu vực gần bờ có độ mặn phù hợp và môi tường ổn định. Tuy nhiên, tôm thẻ rất nhạy cảm với các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ mặn và lượng oxy trong nước. Vì vậy, trong quá trình nuôi trồng, cần đảm bảo môi trường nuôi ít thay đổi, để tôm có điều kiện phát triển tốt nhất.
Tôm thẻ vừa là thực phẩm ngon vừa chứa nhiều dưỡng chất như giàu đạm, khoáng chất và ít chất béo, tôm thẻ phù hợp cho những ai muốn có một chế độ ăn uống khoa học. Tôm thẻ cũng là loại tôm có giá trị kinh tế cao. Giá tôm thẻ tùy thời điểm và nguồn cung, chất lượng mà nó có thể khác nhau, ví dụ:
Tôm thẻ không chỉ là một loại hải sản có hàm lượng lớn chất đạm cao nhiều khoáng chất thiết yếu, tôm thẻ lại dễ nấu thành các món ăn ngon như tôm thẻ hấp, tôm thẻ nướng, canh tôm thẻ nấu rau... giúp làm vừa lòng các thực khách.
Trong 100g tôm thẻ có chứa các thành phần dinh dưỡng nổi bật bao gồm:
Trong 100g tôm thẻ chứa khoảng 24g đạm, ăn tôm thẻ giúp bạn được cung cấp nguồn đạm chất lượng cao, giúp hình thành và phát triển cơ bắp, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất. Đây là loại protein dễ hấp thu, rất phù hợp cho những ai đang theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh hoặc muốn tăng cường cơ bắp.
Natri giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước và hỗ trợ hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Hàm lượng natri trong tôm thẻ cũng tương đối cao, nên bạn cần ăn tôm thẻ vừa phải.
Cholesterol trong tôm thẻ chứa khoảng 189mg, Nhiều người lo ngại về hàm lượng cholesterol trong tôm, nhưng nghiên cứu mới đây cho rằng, cholesterol trong thực phẩm không phải là yếu tố chính làm tăng cholesterol. Hơn nữa, theo nghiên cứu khác lại cho chiết, tôm thẻ có thể góp phần giúp tăng cholesterol HDL, điều này hỗ trợ bảo vệ tim mạch.
Tôm thẻ cung cấp mức năng lượng vừa phải, giúp bạn nạp thêm năng lượng nhưng lại không lo dư thừa calo, điều này giúp bạn có thể hoạt động hiệu quả và tràn đầy năng lượng.
Tôm thẻ chứa rất ít chất béo, nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng, nên nếu bạn đang muốn giảm cân hay kiểm soát cân nặng thì có thểm thêm loại tôm này vào thực đơn của mình, nhưng để tối ưu nên nấu tôm thành các món ăn đơn giản như hấp, nấu soup, canh, luộc.
Vitamin B12 là dưỡng chất có nhiều trong tôm thẻ, thành phần này tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Vậy nên việc bạn ăn tôm thẻ cũng giúp nạp lượng vitamin cần thiết này.
Với lượng carbs không đáng kể, tôm thẻ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang cần kiểm soát đường huyết, hay tìm kiếm một thực phẩm trong chế độ ăn kiêng. Bạn có thể ăn tôm thẻ vừa đủ, kết hợp nhiều rau xanh, cùng chế độ ăn uống khoa học.
Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng chính, tôm thẻ còn chứa nhiều khoáng chất như:
Nhờ vào nguồn dinh dưỡng phong phú và nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, tôm thẻ là thực phẩm bạn nên thêm vào thực đơn của mình.
Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, cholesterol từ thực phẩm thực tế không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe tim mạch của phần lớn dân số. Chỉ một số ít người có cơ địa nhạy cảm mới bị tác động đáng kể bởi lượng cholesterol, việc ăn thực phẩm giàu cholesterol, bao gồm cả tôm hầu hết không bị tác động nhiều.
Đáng chú ý, gan chính là cơ quan chính sản xuất cholesterol. Khi chúng ta hấp thụ nhiều cholesterol từ thực phẩm, gan sẽ tự điều chỉnh, nhằm giảm sản xuất cholesterol nội sinh để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người tiêu thụ 300g tôm mỗi ngày vừa giúp tăng cholesterol tốt HDL, mà còn giảm đến 13% lượng chất béo trung tính. Nhờ lợi ích này, nên đa số ngưòi ăn tôm sẽ không làm tăng tỷ lệ bị tim mà còn mang đến những tác dụng tốt cho tim mạch.
Tuy nhiên, bận cũng nên ăn tôm vừa phải, tránh chế biến tôm cùng nhiều dầu mỡ, tăng cường nhiều rau xanh, củ quả...
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: